Làng Cổ Đường Lâm, điểm phượt thú vị gần Hà Nội. Hôm nay, xuyenviet.net sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm phượt Làng Cổ Đường Lâm một ngày, ăn gì? chơi ở đâu?
Phương tiện đi Đường Lâm
Làng cổ chỉ cách Hà Nội khoảng 50km, nên các bạn có thể di chuyển theo nhiều cách để đến Đường Lâm trong ngày. Nếu bạn chọn cách đi phượt nên chuẩn bị phương tiện tự túc như xe máy, xe đạp, ô tô để đến điểm du lịch này.
Phượt Làng Cổ Đường Lâm đi từ Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long, đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải, theo đường 21, đi qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32 thì có biển chỉ dẫn vào Làng cổ Đường Lâm.
Theo kinh nghiệm phượt, bạn cũng có thể di chuyển từ Hà Nội đi về phía Nhổn, theo đường 32 lên đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao nhau với đường 21 sẽ có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở bên tay trái đường. Nếu không chắc chắn có thể hỏi đường nhé, ai cũng có thể chỉ cho bạn.
Điểm khám phá hấp dẫn ở Làng Cổ Đường Lâm
Giếng cổ Đường Lâm
Giếng cổ Đường Lâm, điểm thú vị bạn nên ghé thăm đầu tiên khi đến Đường lâm. Giếng nước này xưa kia được dân làng thường xuyên sử dụng cho mục đinh sinh hoạt công cộng hàng ngày, được xây chủ yếu bằng chất liệu đá ong và vữa nhưng nay một số đã được tu sửa lại bằng xi măng và gạch..
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Nhà thờ nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm, di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đang trở thành điểm đến tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngoài nước. Trở thành điểm đến thú vị ở Đường Lâm.
Cổng làng Mông Phụ
Phượt Làng Cổ Đường Lâm tuyệt đối đừng bỏ qua địa điểm này. Nét cổ nhất của Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng làng và đình Mông Phụ. Cổng làng hội tụ bao lớp lang văn hoá với kiến trúc vòm, lớp đá ong cổ. Vốn dĩ làng có tới 5 cổng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương. Hiện nay, nơi này trở thành điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch bởi những bức ảnh đẹp.
Ăn gì khi phượt đến Đường Lâm?
Gà mía – đặc sản tiến vua
Gà Mía món ngon hấp dẫn, một sản vật quý, thể hiện cho sự ăn nên làm ra, sự sung túc và đủ trong mỗi gia đình. Gà mía chỉ được chế biến khi làng có lễ hội, lễ lạt, dân làng mới làm gà mía dâng lên tổ tiên. Đến nay gà mía không còn hiếm như xưa nhưng vẫn là một trong những sản phẩm nông nghiệp cao cấp, được thị trường ưa chuộng vì vị ngon đậm đà của nó.
Gà mía loại động vật có đặc điểm chân nhỏ, lông vàng, khi luộc chín tới thịt có màu trắng, mỡ vàng, da rất giòn nên khi đến với Đường Lâm, du khách thường sẽ được giới thiệu món gà mía khi ăn trưa tại đây.
Bánh tẻ
Bánh tẻ món ăn vặt nơi nào cũng có, nhưng khi phượt Làng Cổ Đường lâm, thưởng thức món bánh này, chắc hẳn bạn sẽ thấy hương vị khác lạ. Bánh tẻ Đường Lâm cũng có những nét khác biệt so với các vùng khác. Bánh tẻ các nơi khác gói bằng lá chuối, hình khum khum nhưng ở đây gói bằng lá dong, có hình dáng thon dài và nhân trải đều dọc theo sống lá.
Cách chế biến đơn giản, chỉ cần một vài nơi pha lẫn bột gạo nếp vào với bột gạo tẻ để bánh dẻo thơm nhưng ở Đường Lâm thì chỉ có bột gạo tẻ đúng với tên gọi của bánh. Bánh tẻ ở Đường lâm có mùi thơm của lá dong, không quá nhiều mùi dầu mỡ và không có mùi hành nên khi ăn bánh không ngán và có mùi vị khá mộc mạc.
Chè lam và kẹo dồi
Đây là nghề truyền thống của làng, vậy nên rất nhiều nhà cổ trong làng vẫn còn giữ được nghề làm kẹo này mà khi khách vào thăm nhà, rất dễ dàng bắt gặp cảnh người nhà đang nấu kẹo chè lam hoặc đang cắt kẹo mời khách thưởng thức cùng với chén trà xanh. Món ăn vặt hấp dẫn thu hút khách phượt đến đây. Chè lam trở thành món ăn ngon không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của ngôi làng cổ ở Đường Lâm.
Chè lam và kẹo dồi sau mỗi chuyến phượt Làng Cổ Đường Lâm, bạn có thể mua về làm quà thơm ngon, hấp dẫn. Nhâm nhi chén nước chè tươi và thưởng thức một miếng chè lam hay kẹo dồi vừa ra lò mới là thú vị hơn cả.