Bình Định không chỉ là một vùng đất nổi tiếng về những cảnh đẹp thiên nhiên. Ở nơi đây còn có món bánh tráng nước dừa Tam Quan khiến du khách mê mẩn.
Với nền ẩm thực nơi đây khiến bạn không thể không nhớ đến, được coi là một nơi của xứ dừa. Tam Quan đã đem đến cho du khách món bánh tráng nước dừa siêu ngon này khiến bạn cảm thấy mê mẩn ngay từ lần ăn đầu tiên. Hãy cùng xuyenviet đi tìm hiểu sâu hơn về hương vị của món ăn này nhé.
1.Giới thiệu bánh tráng nước dừa Tam Quan
Tam Quan được biết đến là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Nơi đây nổi tiếng với việc gắn liền với hình ảnh cây dừa qua những bài ca dao, hò vè truyền miệng nhau qua biết bao thế hệ.
Nơi đây có diện tích trồng dừa khá lớn, từ vùng đất gò đến dọc bờ mương, từ sau vườn đến tận bờ ao, từ đầu thôn đến cuối xóm đâu đâu cũng rợp bóng dừa. Chủ yếu là giống dừa ta trái to và cơm dày, rất thích hợp để làm bánh tráng nước dừa. Chính vì lý do này, Tam Quan trở thành cái nôi của làng nghề bánh tráng dừa nức tiếng cả nước.
Theo lời những người dân ở đây chia sẻ, nghề làm bánh tráng nước dừa ra đời cách đây vài chục năm, phần lớn các hộ gia đình ở đây đều sinh sống bằng nghề này. Nghề này từ đời cha sẽ truyền lại cho đời con đã tạo nên một truyền thống lâu đời ở Tam Quan.
2.Bánh tráng nước dừa – Món ăn nức tiếng ở Tam Quan
Để có được những mẻ bánh dày và đậm hương vị thì người thợ phải trải qua nhiều công đoạn làm bánh rất công phu. Vậy nên cách làm bánh tráng nước dừa cũng không đến nỗi quá phức tạp. Muốn làm một mẻ bánh tráng nước dừa, người thợ cần đem gạo đi xay sau đó trộn gạo với nước cốt trái dừa và cả xác dừa. Họ thêm vào đó một ít mè, ít tiêu hột, vài củ hành tím xắt lát thật mỏng, một chút xíu muối và sau đó đem đi tráng trên bếp trấu nóng. Khi bánh chín thì mang ra phơi nắng khoảng một ngày là thành thành phẩm. Nếu không có nắng thì phải phơi 2-3 ngày bánh mới khô.
Khác với những loại bánh tráng ở các vùng miền khác, bánh tráng nước dừa ở Tam Quan có kích thước to hơn hẳn và được tráng thành một lớp dày. Do kích cỡ của bánh quá dày nên không thể nhúng nước để ăn được mà phải nướng những lớp bánh này qua lửa than cho chín. Chiếc bánh gặp lửa, phồng lên và vàng ươm, nước dừa ứa ra như lớp mỡ dậy mùi béo ngậy. Quyện vào đó là mùi hành phi với mùi béo của mè và nước dừa sẽ kích thích thính giác và vị giác kết hợp với vị cay của tiêu tạo nên hương vị đậm đà dân dã, vô cùng hấp dẫn.
Để có thể tạo nên chiếc bánh vừa tròn vừa bắt mắt với những kích cỡ đồng đều nhau thì đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm và đôi tay phải linh hoạt. Từ khâu múc lượng bột vừa phải, tráng bánh đều tay cho đến trải chiếc bánh vừa tráng xong lên vỉ tránh bị rách các công đoạn đều phải tỉ mỉ và cẩn thận. Khi bánh chín thì mang ra phơi nắng khoảng một ngày từ lúc mặt trời mới hửng cho đến buổi xế chiều trong mùa nắng gắt là thành thành phẩm. Nếu không có nắng thì phải phơi 2-3 ngày bánh mới khô.
Những du khách nếu có dịp đến với quê hương Bình Định nên ghé vào Tam Quan để thưởng thức món ăn ẩm thực vô cùng ngon này nhé. Chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi hương vị này và không ngần ngại mà ghé đây thêm lần nữa đấy.