Lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên, một trong những phong tục truyền thống lâu đời. Có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh. Giúp mưa thuận, gió hòa trong năm mới.
Lễ hội Cơm Mới tập quán canh tác của dân tộc Tây Nguyên
Theo xuyenviet.net cho hay, từ quan niệm xa xưa, lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên diễn ra, cùng với cuộc sống nơi núi rừng hùng vĩ, hoang sơ của người dân tộc nơi đây, dường như đã đã hình thành thói quen trong đời sống của tộc người Mạ, K’Ho ở Lâm Đồng lễ hội cúng cơm mới.
Phong Tục trong lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên này, xuất phát từ thực tế khí hậu thời tiết với hai mùa mua – nắng (mùa khô) rõ rệt ở Tây Nguyên, cùng với những nét văn hóa và tập quán canh tác lúa rẫy của các tộc người sinh sống nơi núi rừng.
Lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên, cùng với lễ cúng cơm mới thường được tổ chức vào cuối mùa khô đầu mùa mưa ở Tây Nguyên (khoảng đầu tháng 3 âm lịch). Nét đặc trưng của khí hậu nơi đây chủ yếu có hai mùa khô, mùa mưa. Nhất là khi trời khó mưa hoặc mùa mưa ở đây đến muộn. Địa điểm tổ chức lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên, thường đặt tại nhà rông của buôn hay những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
Lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Trong lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên, các lễ vật thường là gạo thơm mới, chóe rượu cần, gà trống giò, cùng với heo đực thiến và các loại thú mà người dân săn được … Lễ hội diện ra bằng việc khấn Yàng của thần cúng, sau đó là tục vẩy rượu để chúc mừng mọi người. Cuối cùng là xen lẫn những chương trình như: ca hát, uống rượu, lễ hội cơm mới cùng với những hoạt động vui chơi kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau.
Ý nghĩa của lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên, theo quan niêm của người dân tộc Mạ, K’Ho thì làm như thế, mục đích nhằm cầu nguyện trời đất cho làm mùa được dễ dàng, mưa thuận gió hòa, làm ăn tấn tới, và ngăn không cho thú rừng phá hoại hoa màu…
Theo sự kiện du lịch, có thể nói rằng lễ hội cơm mới ở Tây Nguyên, của người Mạ, K’Ho ở Lâm Đồng là ngày hội của cả buôn làng, là một trong những lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nơi núi rừng. Và cộng đồng của một tộc người vốn nơi miền đất Tây Nguyên huyền thoại…
Việc tổ chức lễ hội cơ mới ở Tây Nguyên này, dù ăn mừng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thu hoạch được nhiều hay ít của từng gia đình các dân tộc. Không những vậy, đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn làng lân cận đến chung vui.
Trong lễ hội, may mắn sẽ đến với nững Nhà nào có đông khách, coi như là niềm vinh dự và một niềm may mắn. Vì thế, nghi thức trong lễ hội này ngoài việc cúng thần, hồn lúa và cúng tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khỏe cho gia đình, người ta còn đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát trong suốt nhiều ngày đêm liền. Thể hiện môt nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.