Ẩm thực Việt Nam: Trong từng món ăn mang linh hồn dân tộc

1
2500

Việt Nam có 54 dân tộc gồm 3 vùng miền với sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và ẩm thực. Trải dài theo mảnh đất hình chữ  S là những cảnh đẹp thiên nhiên nối tiếp nhau.

Thiên nhiên trù phú ban tặng cho đất Việt muôn vàng đặc sản tinh túy của đất trời. Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới có nền ẩm thực phong phú như Việt Nam. Món Việt không chỉ ngon về hương vị mà còn mướt mắt với sự kết hợp mượt mà của các nguyên liệu tươi ngon được mẹ thiên nhiên ban tặng. Mỗi vùng miền đều có những món ngon nức tiếng đậm đà hương vị riêng nhưng vẫn phản phất chung nét hồn Việt. Suốt hành trình từ Nam chí Bắc, bản đồ ẩm thực hiện ra với đầy đủ sắc, hương, vị làm say lòng thực khách bốn phương.

Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ với những thảm rừng xanh bạt ngàn mang trông mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Ẩm thực của miền ngược cũng giản đơn, bình dị như con người, phong cảnh nơi đây. Không cầu kỳ, hoa mĩ, nêm nếm nhiều nguyên liệu khác. Khi chế biến món ăn, người dân bản xứ hầu như chỉ sử dụng những gì “trời ban” từ núi rừng. Nếm thử một lần như nếm trọn hương vị đất trời nơi đầu lưỡi.

Một lần ngược lên vùng cao, bước chân của người lữ khách không khỏi chậm dần bởi hương thơm “quyến rũ” của các món thịt rừng. Trong thời tiết se se lạnh, sương mù lãng đãng giữa núi non còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món thịt trâu gác bếp trứ danh nồng nàn vị lá mắc kén. Từng thớ thịt đậm đà với chất thịt dai ngọt tự nhiên, cay cay vị ớt, thơm thơm mùi lá rừng và hương bị đặc trưng của lá mắc kén (một loại tiêu rừng). Thớ thịt màu đỏ bắt mắt thấm đều gia vị cho vào miệng sẽ cảm nhận ngay hương vị của núi rừng lan tỏa. Nhấm nhám với chút rượu cần, nhai chầm chậm miếng thịt trâu gác bếp để thấy vị ngọt đậm đà tự nhiên của thịt.

Nhắc đến ẩm thực Tây Bắc, không thể không kể đến món cơm Lam truyền thống của đồng bào Tày, Dao, Giáy. Cơm được nấu từ nếp Tú Lệ, nếp nương Mường Lò đặc biệt thơm dẻo. Nguồn nước suối ngọt lành của vùng cao góp phần quan trọng tạo hương vị ngọt thanh của hạt cơm. Gạo nếp được cho vào các ống lam làm từ tre, trúc rồi nướng trên bếp lửa giữ lại nguyên vẹn cái ngọt thơm của thiên nhiên. Ống cơm Lam nóng hổi, thơm nức mùi nếp mới, ngọt dẻo, nếm một lần là quyến luyến khó quên.

Tạm xa rời núi rừng Tây Bắc trùng trùng điệp điệp về với miền xuôi đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi lâu đời của nền văn hóa Đại Việt. Nơi đây đã chứng kiện sự hưng thịnh rồi suy vọng của biết bao triều trại. Chính vì lẽ đó, ẩm thực Bắc Bộ nói chung cũng như ẩm thực Hà Nội nói riêng mang đậm nét thanh tao, nhã nhặn của cung đình. Món ăn Bắc chú trọng cả mỹ và vị.  Cách chế biến nhẹ nhàng, tinh tế, vị thanh đạm, lối trang trí mang tính chiêm ngưỡng. Cách thưởng thức món ăn chậm rãi, nhẹ nhàng được hình thành từ truyền thống lâu đời qua hơn ngàn năm lịch sử dân tộc. Là nơi hội tụ văn hóa Việt suốt nhiều triều đai, món ăn Bắc là đại diện của tinh hoa ẩm thức Việt Nam trước bạn bè thế giới. Khi nói đến ẩm thưc Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến Phở Hà Nội, bún chả, chả cá Lã Vọng… Có thể nói đây là những tượng đài ẩm thực giúp món ăn Việt để lại dấu ấn mạnh mẽ với bạn bè quốc tế.

Tiếp tục cuộc hành trình ẩm thực dọc 3 miền đất nước, về với miền Trung đầy nắng, gió. Không được thiên nhiên ưu đãi như người anh em ở hai đầu tổ quốc, miền Trung là vùng đất cằn cõi hứng chịu nhiều bão lũ nhất Việt Nam. Người dân nơi đây luôn trân trọng từng loại nguyên liệu, thực phẩm từ thiên nhiên để kết hợp khéo léo chúng lại với nhau một cách tài tình. Hầu hết các tỉnh Trung Bộ đều tiếp xúc với biển. Nên hải sản là nguyên liệu đặc trưng góp mặt trong nhiều món ăn của đồng bào nơi đây. Đây cũng là lí giải vì sao các món ăn của người Trung đều được nêm nếm thêm ớt. Vị cay nồng của ớt làm giảm đi vị tanh của hải sản, giữ ấm cho bao tử người dân vùng biển.

Nếu Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, ẩm thực của Bắc Bộ trong nghìn năm lịch sử Thăng Long thì xứ Huế mộng mơ chính là tinh hoa của ẩm thực miền Trung. Văn hóa ẩm thực Huế được chia thành hai loại là ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Ẩm thực cung đình Huế nổi tiếng bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Theo nghiên cứu văn hóa, món ăn Huế được cấu thành từ các món chay (Phật giáo là Quốc đạo dưới triều Nguyễn), món cung đình, và món dân dã. Dù là nguyên liệu quý hiếm hay mộc mạc, đơn sơ cũng được người Huế chế biến thành những món ăn tinh xảo.

Mỗi món ăn đều mang bóng dáng sự quyền quý, thanh nhã được hình thành trong hơn 1 thế kỷ làm kinh đô đất Việt. Bên cạnh cao lương mỹ vị cung đình, món ăn thường ngày của người Huế cũng nổi tiếng về nét tinh tế, hiền hòa như con người đất cố đô. Chỉ cần một lần thưởng thức món Huế, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra cái chất Huế đậm đà không lẫn vào đâu được. Nó nên thơ, trữ tình, nền nã nhưng đầy vấn vương như bức tranh phong cảnh hữu tình.

Xuôi về cực Nam tổ quốc là bức tranh ẩm thực đa dạng, sôi động mang đầy sức trẻ của vùng đất mới. Không có bề dày lịch sử nghìn năm như ẩm thực Bắc và Trung Bộ. Ẩm thực miền Nam hình thành là sự giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc chung sống như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Họ là những người đầu tiên đến khai hoang, sinh sống ở Nam Bộ. Cho đến thế kỷ XVII, Trịnh – Nguyễn phân tranh, một bộ phận cư dân người Việt phải từ bỏ quê hương vào Nam sinh sống, lập nghiệp. Quá trình chung sống lâu dài giữa các dân tộc tạo nên nét văn hóa mới cho ẩm thực miền Nam. Người dân Nam Bộ sinh sống ở vùng đồng bằng sông nước trĩu nặng phù sa được thiên nhiên đặt biệt ưu ái. Mùa khô hay mùa lũ đều có những đặc sản trứ danh. Khẩu vị người miền Nam ưa ngọt khác với sự thanh nhạt của miền Bắc, cũng không chuộng vị cay đầm của ớt như người Trung.

Nhờ đặc điểm khí hậu thuận lợi, cá tôm, cây trái sum suê quanh năm. Nên mâm cơm người miền Nam rất phong phú, phải nói là “mùa nào thức nấy”. Không chú trọng kiểu cách, món Nam Bộ mang hương vị đơn sơ, mộc mạc, chân chất.  Nhưng có sứ hấp dẫn rất đặc biệt nhờ sự phố hợp nguyên liệu đa dạng với hương vị riêng được hình thành từ sự giao thoa ẩm thức của các dân tộc trong quá trình chung sống lâu dài.

Trên chuyến hành trình dọc theo chiều dài đất Việt, thực khách không khỏi choáng ngợp trước trăm ngàn món ngon không sao kể xiết. Dù ẩm thực mỗi vùng miễn đều có bản sắc riêng nhưng trong cốt cách vẫn mang nét hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.