Thành nhà hồ xây dựng bằng đá quý hiếm ở Việt Nam

0
1396

Cùng xuyenviet.net tìm hiểu công trình kiến trúc của Thành nhà Hồ xây dựng bằng đá quý hiếm ở Việt Nam, một trong những công trình có kiến trúc độc đáo bằng đá quý duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Đây cũng là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Thành Nhà Hồ – Kinh đô nước Đại Ngu

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, An Tôn, Tây Kinh hay Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ). Hiện nay, thành nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Thành Trên gồm 3 cửa, tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền (10 m).

Thành Nhà Hồ khu di tích lịch sử được xây dựng bằng đá quý hiếm
Thành Nhà Hồ khu di tích lịch sử được xây dựng bằng đá quý hiếm

Những phiến đá trên thành nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Một phiến đá được nhà Hồ cho khai thác với mục đích xây dựng thành. Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần. Thành Nhà Hồ đang là điểm hẹn của nhiều sự kiện du lịch ở nước ta, một trong những công trình kiến trúc xuất sắc còn xót lại ở Đông Nam Á, điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Công trình kiến trúc duy nhất ở Đông Nam Á

Rồng đá công trình kiến trúc ở Thành Nhà Hồ

Một trong những công trình kiến trúc ở đây là Rồng Đá. Rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành. Rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính của Thành Nhà Hồ được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành
Rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành

Đàn tế Nam Giao

Đàn tế Nam Giao trong khu quần thể di tích lịch sử Thành nhà Hồ là đàn tế còn lại nguyên vẹn nhất và quý giá nhất Việt Nam hiện nay. Xưa kia đây là nơi hàng năm triều nhà Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. Đàn Nam Giao có diện tích khoảng hơn 2 ha, lưng tựa núi Đún, tiền án là “cánh đồng Nam Giao”.

Vật liệu chính để xây dựng khu di tích này là đá xanh và gạch, ngói…. Hiện, nơi đây còn dấu tích của con đường linh đạo được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, mà trước kia vua đi để vào khu vực tế chính. Năm 2007, di tích khảo cổ địa điểm đàn tế Nam Giao – Tây Đô được xếp hạng di tích quốc gia.

Thành nhà Hồ nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.

Cách cổng Tây Thành nhà Hồ 200 m là nhà cổ gia đình ông Phạm Ngọc Tùng thuộc làng Tây Giai, xã Vĩnh Tiến. Ngôi nhà này được xây dựng năm 1810, và UNESCO công nhận là một trong 10 nhà cổ dân gian tiêu biểu nhất Việt Nam.

Trong các làng cổ ở khu vực này còn bảo tồn rất nhiều nhà cổ truyền thống (hiện là nhà ở của người dân), có niên đại thế kỷ 19 – đầu 20.

Phiến đá – kiêm thần vị thờ nàng Bình Khương bên trong đền thờ nàng Bình Khương – phu nhân của Cống sinh Trần Công Sỹ, một trong những người chỉ huy xây dựng tường thành phía đông. Đền nằm sát tường phía đông trong Thành Nhà Hồ