Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

1
1381

Ẩm thực Việt ngày càng phong phú, dù tiếp thu đa dạng các món ăn nước ngoài nhưng “hòa nhập mà không hòa tan”. Trải qua bao chặng đường lịch sử, ẩm thực Việt vẫn gìn giữ và phát huy những đặc trưng vốn có, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của dân tộc.

Ẩm thực Việt

Ẩm thực Việt với nhiều nét đặc trưng độc đáo

Nhờ những nét đặc trưng khác biệt cùng những giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, ẩm thực Việt đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền ẩm thực thế giới với nhiều món ăn trứ danh, liên tục xếp hạng ở vị trí cao trong các “Top” bình chọn uy tín. Không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn thể hiện văn hóa tinh thần, ẩm thực Việt mang trong mình những đặc trưng thú vị, độc đáo khó có thể nhầm lẫn với ẩm thực của bất kì quốc gia nào khác.

Đa dạng, phong phú

Ẩm thực Việt Nam phong phú,

Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ được chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam rõ rệt. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng miền. Mỗi vùng miền lại có những nét văn hóa ẩm thực và khẩu vị đặc trưng thể hiện qua sự đa dạng của các món ăn từ tên gọi, nguyên vật liệu, cách chế biến, màu sắc… đến cách thưởng thức, bày trí. Điều đó đã góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng.

Hòa đồng

Tính hòa đồng ngày càng thể hiện rõ nét hơn hiện nay khi người Việt dễ dàng tiếp thu, du nhập văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như: Hàn, Nhật, Trung Hoa, các nước châu Âu… để có thêm những món ăn mới, cách chế biến mới hoặc biến tấu thành những món ăn thuần Việt. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của ẩm thực nước ta từ Bắc chí Nam.

Ít mỡ

Các món ăn Việt Nam hầu hết đều gần gũi với thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe do dùng nguyên liệu chủ yếu là rau, củ, quả nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt nhưng cũng rất thanh tao, phù hợp với xu thế hiện tại của thế giới.

Kết hợp nhiều gia vị đậm đà

sử dụng nhiều gia vị

Món ăn Việt sử dụng nhiều gia vị, đặc biệt là nước mắm

Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu, gia vị để không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Đặc biệt, các loại gia vị để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó tiêu biểu phải kể tới nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường… được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt tạo nên sự tổng hòa của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi, béo… Ngoài ra còn có các loại nước chấm như tương bần, xì dầu… giúp cho món ăn có hương vị đậm đà, đặc trưng hơn.

Vận dụng triết lý Âm Dương hài hòa

Các gia vị, nguyên vật liệu, cách phối trộn màu sắc, trình bày… được người Việt sử dụng một cách tương sinh, hài hòa với nhau. Tiêu biểu như món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được nấu cùng nguyên liệu tính lạnh (mát) để tạo sự cân bằng cho món ăn. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe. Khi chế biến và thưởng thức món ăn, người đầu bếp Việt cũng luôn chú ý làm sao để kết hợp một cách khéo léo các vị chua, cay, mặn, ngọt để đạt được sự cân bằng, trọn vẹn.

Dọn thành mâm

Dọn thành mâm

Dọn thành mâm là nét đặc trưng tiêu biểu của ẩm thực Việt

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc, khác với cách ăn uống của người phương Tây là phục vụ theo từng món.

Dùng đũa

Một trong những nét đặc trưng thú vị, độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt và một số nước châu Á khác chính là dùng đũa. Đũa không chỉ là một dụng cụ trên bàn ăn, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế của người Việt.

Hiếu khách

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

Cộng đồng

Trong các bữa cơm truyền thống, đám tiệc… người Việt thường ngồi quây quần trên chiếu, xung quanh mâm cơm, cùng chấm một chén nước mắm, ăn chung tô canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một nồi cơm… Tính cộng đồng cũng thể hiện rõ nét trong cách dùng chén, đũa, nồi và mâm.