Cao lầu Hội An – Món ăn ẩm thực làm hút hồn du khách

0
1270

Đến với Hội An, không chỉ có cảnh đẹp hữu tình, nhiều chỗ để chơi và rất xinh đẹp. Nhưng cũng không quên nhắc đến món cao lầu Hội An, đây là một món ăn sẽ khiến bạn mê mẩn đấy nhé. 

Cao lầu Hội An
Cao lầu Hội An

Khi nhắc đến các món ẩm thực ở phố cổ Hội An thì không thể thiếu món cao lầu. Món ăn này là một món ăn tiêu biểu cho cái tiết trời sẽ lạnh ở Hội An. Cao lầu nghe cái tên có vẻ rất xa lạ, nhưng thực chất nó là một món mì rất nổi tiếng ở đây. Hãy cùng xuyenviet đi tìm hiểu về nguồn gốc món ăn này nhé.

Nguồn gốc của cái tên “cao lầu”

Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu là một cái tên đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17. Món ăn này cũng là được lấy tên từ người Hoa. Cao lầu thực chất không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Đây là một món ăn giống như món trộn đã xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế.

Cái tên cao lầu luôn được coi là một dấu ấn cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Đây cũng không phải món ăn có xuất xứ từ đất nước của người Hoa mà nó là một món ăn được tổng hợp nhiều hương vị của nhiều dân tộc. Cao lầu theo cách gọi của người Hoa chính là cao lương mĩ vị nhưng đã được người Việt rút gắn lại gọi thành cao lầu.

Cao lầu – niềm tự hào ẩm thực của Hội An

cao lầu hội an
Cao lầu – niềm tự hào ẩm thực của Hội An

Để có được một sợi cao lầu vàng óng như thế người ta thường chế biến rất công phu. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn. Với những công đoạn khá khó khăn này đã đem đến một món cao lầu ngon hết biết, nhưng đây cũng không hẳn là quy trình để làm món ăn này đâu nhé.

Trong các công đoạn làm sợi cao lầu thì cách nhồi bột dẻo mà lại khô là một bí quyết quan trọng nhất. Nếu như làm sai công đoạn này thì chất lượng của sản phẩm không mấy tốt. Vì vậy nên với công đoạn này người làm ra nó phải hết sức tỉ mỉ. Sau khi nhồi, bột cao lầu sẽ được cán mỏng rồi đem hấp cách thủy. Khi đã chín, bột mới được đem xắt thành từng sợi to.

Sợi cao lầu sẽ có màu vàng của gạo lứt, một màu vàng đặc trưng không ở nơi nào làm được. Với cao lầu bạn không cần phải cho nước lèo như phở, bún, thay vào đó sẽ là thịt xíu, nước xíu và tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu.

Muốn để cho món cao lầu được ngon hơn thì còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ.Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm. Thưởng thức cao lầu mà không có rau ghém thực sự là một thiếu sót lớn. Kể tên đầy đủ rau ghém có thể dùng trong món cao lầu có tới 12 loại rau.

Hiện nay cao lầu ở những nơi khác làm không còn hương vị như cao lầu Hội An. Nhưng nếu như bạn muốn nếm ẩm thực Hội An thì hãy đến đây để thưởng thức món cao lầu thơm nức tiếng này nhé.